Cao thủ kiếm tiền không liên quan đến trình độ học vấn hay IQ, mà do 3 ĐIỀU này quyết định!

Thứ tư - 10/09/2014 13:43

Cao thủ kiếm tiền không liên quan đến trình độ học vấn hay IQ, mà do 3 ĐIỀU này quyết định!

Nhưng những người có trình độ học vấn cũng không phải quá xuất sắc, thậm chí mới chỉ tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 nhưng công danh của họ rất hiển hách? Lý do cho những thành tựu to lớn như vậy là gì?

Thấy mọi người mua nhà mới hoặc mua ô tô mới và khoe trên trang cá nhân, tôi không khỏi nghĩ về điều đó, tại sao có những người kiếm được nhiều tiền một cách dễ dàng như vậy còn tôi lúc nào cũng cảm thấy bất lực? Có phải vì trình độ học vấn không đủ? Không đủ thông minh? IQ càng cao thì càng dễ kiếm tiền? Nhưng những người bạn đó trình độ học vấn cũng không phải quá xuất sắc, có người thậm chí mới chỉ tốt nghiệp cấp 2, cấp 3? Lý do cho những thành tựu to lớn như vậy là gì?

Thành công không liên quan đến IQ. Thành công của một người không phụ thuộc vào chỉ số IQ hay trình độ học vấn cao đến đâu, thay vào đó, anh ta cần sở hữu ba yếu tố trước khi đón lấy khối tài sản khổng lồ đến với mình.

Cảm xúc là kẻ thù, lý trí là bạn

Câu này nhắc nhở chúng ta rằng việc đánh mất lý trí sẽ khiến việc kiếm tiền trở nên khó khăn. Đánh mất đi lý trí, chúng ta có xu hướng hành động dựa trên trực giác, trước khi bộ não tính toán được ưu và nhược điểm, chúng ta thường đưa ra những quyết định không phù hợp với lợi ích của bản thân và dẫn tới những hối hận sau này.

Chẳng hạn, nghỉ việc mà chưa có plan B, bắt đầu kinh doanh mà không tìm hiểu đầy đủ, vay vốn qua mạng một cách bốc đồng, v.v. Bạn biết đấy, những rủi ro do những hành vi phi lý trí này mang lại đôi khi đủ sức hủy hoại toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, nếu lý trí hơn một chút, chúng ta có thể tránh được nhiều rủi ro trong cuộc sống. Khi rủi ro giảm đi, việc kiếm tiền sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

 Kỷ luật tự giác: "Đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư tốt nhất"

Câu nói này nhắc nhở chúng ta rằng kỷ luật tự giác là một phẩm chất thiết yếu nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu và thành công. Hãy tưởng tượng bạn đã tự mình vạch ra kế hoạch phát triển nghề nghiệp và đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai nhưng lại không thể kiểm soát hành vi của mình, luôn trì hoãn và giải quyết công việc một cách tùy tiện. Ngày qua ngày, năm qua năm, bạn thấy đồng nghiệp, bạn bè xung quanh mình ngày càng tốt hơn, còn bạn lại mắc kẹt trong vũng lầy của sự hối tiếc và lười biếng. Đây chính xác là kết quả của việc thiếu kỷ luật tự giác.

Trên thực tế, những người gặp phải vấn đề này không phải là ít. Họ không thể tuân thủ lối sống kỷ luật tự giác và bị ảnh hưởng bởi nhiều cám dỗ và sức ì khác nhau. Để thay đổi tất cả những điều này, bạn cần bắt đầu với tính kỷ luật tự giác, một chút mỗi ngày thôi cũng có thể tạo ra những tác động rất lớn.

Vậy làm thế nào để đạt được kỷ luật tự giác?

Để đạt được kỷ luật tự giác, chúng ta cần làm rõ mục tiêu của mình và phát triển một kế hoạch khả thi. Hãy chú ý đến sự tiến bộ nho nhỏ mỗi ngày. Chẳng hạn, thay vào đó, bạn cần phải có một kế hoạch rõ ràng, xác định sẽ mất bao lâu để hoàn thành việc học kỹ năng này, đồng thời xem xét toàn diện tình hình hiện tại, mỗi ngày dành bao nhiêu thời gian, học bao nhiêu và tự phạt mình ra sao nếu không học. Cứ như vậy từng bước từng bước thực hiện theo kế hoạch.

Những hành động tưởng chừng như không đáng kể, theo thời gian, sẽ mang lại những thay đổi to lớn. Chúng ta cũng cần nhận thức một điều rằng kỷ luật tự giác không phải là tài năng mà là khả năng kiểm soát bản thân. Thông qua những nỗ lực không ngừng, thông qua vượt qua những cám dỗ từ chính bản thân và cả môi trường bên ngoài, chúng ta có thể đột phá và trở thành những người chiến thắng.

Kiên nhẫn

Nếu không đủ kiên nhẫn, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp. Cũng giống như việc gieo hạt, nếu bạn luôn hy vọng nhìn thấy kết quả vào ngay ngày hôm sau sau khi gieo hạt, khi thấy chỉ xuất hiện những mầm nhỏ, bạn chắc chắn sẽ thất vọng và cho rằng chuyện này không có tương lai, vậy nên tốt nhất là từ bỏ, đỡ tốn công tốn sức. Tuy nhiên, ai có thể đoán trước được rằng theo thời gian, những chồi non này sẽ phát triển và đơm hoa kết quả?

Chính vì thiếu kiên nhẫn, bạn đã bỏ lỡ cơ hội hái quả. Điều đáng tiếc hơn nữa là những người may mắn sau đó đã tìm được vườn cây ăn trái mà bạn bỏ hoang và dễ dàng thu được thành quả mà bạn là người gieo trồng. Nếu cứ tiếp tục từ bỏ những gì mình vừa mới bắt đầu thì sau này bạn sẽ chỉ là người "may váy cưới" cho những người may mắn mà thôi, bạn sẽ không bao giờ là người mặc nó.

Làm thế nào để phát triển tính kiên nhẫn? Khi bạn hạ thấp kỳ vọng của mình, sự kiên nhẫn sẽ đến một cách tự nhiên và phần thưởng sẽ theo sau. Trong thế giới luôn không ngừng thay đổi này, sự kiên nhẫn là chìa khóa không thể thiếu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn